logo

Ostocare - Bổ sung canxi, phòng ngừa loãng xương ( HẾT HÀNG)


68.000đ 70.000đ

43
Việt Nam
Lọ/Hộp
Còn hàng

  • 1
  • 1000 sản phẩm có sẵn

Chi tiết sản phẩm

CHỈ ĐỊNH:  

– Ostocare được chỉ định trong các trường hợp thiếu Calci gây loãng xương ở người già, phụ nữ tiền mãn kinh, người đang điều trị các loại thuốc ức chế hấp thụ Calci hoặc tăng đào thải Calci như Corticoid, thuốc lợi tiểu, bệnh nhân nằm bất động lâu ngày, hạ Calci huyết…

– Bổ sung Calci cho người có nhu cầu Calci cao như trẻ em đang tăng trưởng, còi xương, nhuyễn xương, phụ nữ có thai và cho con bú. Phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

THÀNH PHẦN: 

-Calci gluconat…………………………500 mg

-Vitamin D3 ( Cholecalciferol )………..250 IU

-Tá dược vừa đủ…………………………1 viên

Tá dược gồm: Avicel, Tinh bột ngô, polyvinylpyrolydon, magnesi stearat, HPMC, Talc, Titandioxyd, PEG 6000, cồn 95o,nước cất.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ hoặc Lọ 30 viên.

LIỀU DÙNG:

– Người lớn: Uống 1 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày.

– Trẻ em: Uống ½ liều người lớn.

Uống với nước sôi để nguội.

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC

-Calci là thành phần quan trọng tham gia vào cấu trúc của xương. Bổ sung Calci giúp phòng và điều trị bệnh loãng xương nhất là ở thiếu nữ, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và người già. Calci rất cần thiết cho người có nhu cầu Calci cao như trẻ em đang tăng trưởng, còi xương, nhuyễn xương, phụ nữ có thai và cho con bú.

-Vitamin D3 giúp cho sự tạo xương nhờ tăng cường hấp thu Calci từ ruột, tái hấp thu Calci ở ống thận, tham gia vào quá trình kháng hóa xương. Điều hòa mức Calci trong máu bằng cách huy động từ xương ra khi thiếu.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

-Bệnh nhân bị bệnh thận, tăng Calci huyết, Calci niệu nặng, u ác tính phá hủy xương và loãng xương do bất động. Người bệnh đang dùng digitalis vì nguy cơ ngộ độc digitalis

Thận trọng: Dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp và nhiễm toan máu. Tăng Calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra Calci huyết.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

– Những thuốc sau đây ức chế giải trừ Calci qua thận: Các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.

– Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetraxyclin, tetracycline, enoxacin, fleroxacin, levoflaxacin, lomefloxacin, noflaxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm và những chất khoáng thiết yếu khác.

– Calci làm tăng độc tính với tim của các glucosid digitalis vì tăng nồng độ Calci huyết sẽ làm tăng ức chế Na+ – K+ – ATPase của glycosidtim. Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu Calci qua đường tiêu hóa.

– Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu Calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.

– Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furisemid, magnesi, cholestyramin,estrogen, một số loại thuốc chống co giật cũng làm giảm Calci huyết.

-Thuốc lợi niệu thiazid làm tăng nồng độ Calci huyết.

Tác dụng không mong muốn: Có thể gây chóng mặt, giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn. Đỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng.

Ghi chú: “ Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.”

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU:

– Nồng độ Calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít ( 10,5 mg/100 ml ) được gọi là tăng Calci huyết. Ngừng dùng Calci hoặc bất cứ thuốc gì có khả năng tăng Calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng Calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.

– Khi nồng độ Calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít ( 12 mg/100 ml ) phải lập tức dùng các biện pháp sau đây:

+ Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%.

+ Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemid hoặc acid ethacrynic để tăng thải trừ nhanh Calci và Natri khi đã dùng quá nhiều dung dịch natri clorid0,9%.

+Theo dõi nồng độ Kali và Magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.

+ Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta – adrenergic đề phòng loạn nhịp tim nặng.

+ Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocoticoid trong điều trị.

+ Xác định nồng độ Calci theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.

Sản phẩm liên quan
scrolltop